KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CHANH DÂY

Kỹ thuật bón phân cho cây Chanh dây:

  1. Giai đoạn sau thu hoạch:

Sau mỗi đợt thu hái và cắt tỉa cây cần tiến hành bón phân như sau:

Screenshot 2021-05-26 015512.png

  1. Giai đoạn ra hoa

Cây Chanh Dây ra hoa liên tục trong khoảng 5-6 tháng (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, tuỳ từng vùng). Giai đoạn đầu và cuối cây có tỷ lệ đậu trái thấp do đó cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp tăng được tỷ lệ đậu trái. Trong giai đoạn này cần bổ sung sớm và cân đối N-P-K và phân bón lá đồng thời lặt bỏ bớt nụ hoa để cây tập trung dinh dưỡng cho giai đoạn chính vụ.

Có thể áp dụng quy trình bón phân như sau:

Screenshot 2021-05-26 015529.png

Lưu ý:

  • Phun phân bón lá sớm để tránh ảnh hưởng đến sự thụ phấn của hoa.
  • Có thể phun phân bón lá Newgood Siêu to trái – đẹp trái (250 ml/200 lít nước) để bổ sung dinh dưỡng cho cây giai đoạn nuôi trái: giảm được tỷ lệ rụng trái, giúp tăng được tỷ lệ trái loại 1.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại:

Vì cây chanh dây thụ phần chủ yếu nhờ côn trùng (có thể tiến hành thụ phấn bổ sung cho cây. Do đó chúng ta cần tiến hành phun phòng trừ sâu bệnh hại sớm để tránh làm ảnh hưởng đến côn trùng có lợi trong vườn.

Sâu hại: cây bị một số sâu hại chính như sau:

1. Nhện đỏ (Brevipalus phoenicis), Bọ trĩ (Thysanoptera sp.)

– Triệu chứng: thường xuất hiện trong điều kiện khô hạn, mùa ẩm, làm cho quả lốm đốm vì vết chích của chúng, làm cho lá rụng.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng, không nên bón phân chuồng chưa hoai mục, bón vôi cân đối đầy đủ.

+ Biện pháp hoá học: có thể sử dụng luân phiên một số thuốc hoá học sau: SauAba 3.6EC, Newgreen 2.0EC, Tiper 10EC, Tipho-Siêu 400EC,

2. Rệp hại:

– Triệu chứng: gây hại bằng cách bám vào bộ phân cây chanh leo đặc biệt là bộ phận non của chanh leo như: thân, lá, quả non, các khe cạnh giữa cuống quả, lá. Chúng chích hút nhựa để sống, làm giảm sự quang hợp của lá, làm cho lá quả chanh leo rụng bất thường. Nguy hiểm nhất lá hai loài rệp đào (Myzus Persicae) và rêp muội (Aphis gossypii) vì là trung gian truyền bệnh virus Woodiness (PWV) rất nguy hiểm. Để phòng trừ các đối tượng này cần phải phòng trừ tổng hợp:

– Biện pháp canh tác : bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng, không nên bón phân chuồng chưa hoai mục, bón vôi cân đối đầy đủ.

– Biện pháp hoá học: sử dụng các loại thuốc sau: Nôngia-hy 155SL, Tipho-Siêu 400EC, Hotray 200SL, Tinomo 100SL…

3. Bọ phấn (Bemisia tabaci)

– Triệu chứng: Bọ phấn là loài gây hại dạng chích hút, chúng thường xâm nhập vào bộ phận hoa, lá, quả non để chích hút làm cho hoa khó thụ phấn, quả khó hình thành….

– Biện pháp phòng trừ :

+ Biện pháp canh tác bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng, không nên bón phân chuồng chưa hoai mục, bón vôi cân đối đầy đủ, trồng cây chanh leo tránh xa khu vực trồng cây họ cà như: cà chua, khoai tây…

+ Biện pháp hoá học: sử dụng các loại thuốc sau: Nôngia-hy 155SL, Tipho-Siêu 400EC, Tinomo 100SL, Hotray 200SL.

4. Ngoài ra, cây chanh dây còn bị một số đối tượng gây hại khác như:

– Tuyến trùng: làm cho cây bị vàng lá, bộ rễ bị tổn thương. Phòng trừ bằng cách xử lý đất kỹ bằng vôi hoặc Tizonon 50EC (phun ướt đều mặt đất), có thể trồng xen một số cây như cây lưỡi hổ để hạn chế tuyến trùng gây hại

  • Ruồi đục quả (Anastrepha suspensa), chích vào những quả non làm cho quả chanh leo rụng, những vết chích làm mẫu mã quả chanh leo xấu đi, ngài Scolypopa australis ăn lá chanh leo làm cho lá trơ trụi, không có khả năng quang hợp. Phun phòng trừ bằng Nôngiaphat 500EC

Bệnh hại:

a. Bệnh đốm nâu (Alternaria passiflorae)

– Nguyên nhân và triệu chứng: Đây là một bệnh nghiêm trọng gây ra bởi Alternaria passiflorae, nó ảnh hưởng đến lá, thân và quả. Xuất hiện mùa xuân và đầu mùa hè.

Trên lá, những đốm nâu nhỏ xuất hiện trên lá đầu tiên. Sau phát triển thành đốm màu sắc sáng ở giữa và có thể có hình dạng bất định.

Trên thân, những vềt bệnh có hình thon dài màu tối xuất hiên, thường gần nách lá hoặc gân lá (bị tổn thương cơ giới, nhựa cây). Sự lây lan từ những điểm này và khi vết bệnh bao quanh thân cây thì quả teo lại và rơi xuống

Trên quả, vết châm kim xuất hiện va lan rộng thàng những vòng tròn với vết nâu lõm có tâm màu nâu. Dần dần vỏ xung quanh vùng mắc bệnh nhăn nheo và rụng xuống.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng.

+ Biện pháp hoá học: có thể sử dụng các loại thuốc Nôngiabảo 310EC, Tipo-M 70BHN, Awin 100SC, …

b. Bệnh sần sùi: (Septoria passiflorae)

– Nguyên nhân và triệu chứng: gây ra bởi nấm Septoria passiflorae, bệnh này thường tấn công lá, thân, và quả. Thậm chí, bệnh này làm rụng lá và giảm năng suất cây trồng. Bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa hè và mùa thu

Trên lá, nhỏ, bề mặt, không có hình dạng cố định, đốm nhỏ màu nâu sáng xuất hiện, nhanh chóng làm lá rụng kéo dài

Trên thân, đốm xuất hiện tương tự như ở trên lá. Đốm trở nên lõm sâu

Trên quả, sự xâm nhiễm là những đốm nhỏ, tương tự như trên lá và thân. Những đốm này kéo thành những thương tổn gây nên rụng và quả.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng.

+ Biện pháp hoá học: có thể sử dụng các loại thuốc Awin 100SC, Tipozeb 80WP, Tinomyl 50WP,…

c. Bệnh thối rễ:

* Do nấm Glomerella cingulata

– Nguyên nhân và triệu chứng: Gây ra bởi nấm Glomerella cingulata, Nấm là nguồn bệnh mà nguồn bệnh này có ở những trái yếu như là vết thương, sương mù hoặ mưa đá, nấm gây ra những thương tổn tại những điểm có vết thương.

* Do nấm Phytophthora cinnamomi và Phytophthora megasperma

Cả 2 loại điều gây chết cây, nhưng chúng thường gây ra sự rối loạn và phá huỷ cây, mở đường cho sự tấn công của nấm Fusarium và chết cây từ thối ngọn.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng.

+ Biện pháp hoá học: Tidacin 3SC, 5SL, LâmBac 35SD,…

d. Bệnh phấn trắng:

– Nguyên nhân và triệu chứng: Gây ra bởi Sclerotinia sclerotiorum

Có thể ảnh hưởng thân, nơi những thương tổn có thể lay lan quanh thân cây làm ngã cành non trên vết bệnh. Những vết xơ cứng màu tối, đồng nghĩa với việc là nguồn nấm lưu tồn từ mùa này sang mùa khác, có thể được tìm thất trên những chồi cây

– Biện pháp phòng trừ.

+ Biện pháp canh tác: bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng.

+ Biện pháp hoá học: Tipozeb 80WP, Tinomyl 50WP, Awin 100SC,…

– Nguyên nhân và triệu chứng: Gây ra bởi 3 loài nấm: Fusarium avenaceum, Gibberella baccata Gibberella saubinetii

Trong điều kiện thông thường xuất hiện gần mặt đất, trung tâm vết thương gây ra bởi thời tiết lạnh, sương giá, vết thối lan nhanh.

– Biện pháp phòng trừ.

+ Biện pháp canh tác: bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng.

+ Biện pháp hoá họ: Awin 100SC,…

f. Passion fruit woodiness virus (PWV)

– Nguyên nhân và triệu chứng: Do một loài virus PWV gây ra, đây là loài virus do 2 loài rệp (Rệp muội) Aphis gossypii, ( Rệp đào) Myzus Persicae mang mầm bệnh gây ra, khi 2 loài rệp này chích vào thân, lá, quả thì chúng sẽ để lại loài virus này và làm cho cây chanh leo mang bệnh

Trên lá, có những đốm vàng, đốm sáng, hoặc đường vằn và tán lá có những nếp nhăn hoặc méo mó. Lóng trên thân ngắn, tán lá thành chùm, chậm sinh trưởng. Triệu chứng thường thấy rỏ trong cuối thu, nmùa đông và mùa xuân sớm.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng, không nên bón phân chuồng chưa hoai mục, bón vôi cân đối đầy đủ, khi cây bị bệnh virus lập tức nhổ bỏ và tiêu huỷ ngay.

+ Biện pháp hoá học: sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ 2 loài rệp đào và rệp muội: Nôngia-hy 155SL, Hotray 200SL, Tinomo 100SL,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *